Tin Bất Động Sản

Dự án nhóm C là gì? Những quy định pháp luật liên quan cần lưu ý

1. Dự án nhóm C là gì?

du-an-nhom-c-1-1648794127.jpg

Tìm hiểu về dự án nhóm C

Theo Luật Đầu tư công năm 2019 thì căn cứ mức độ quan trọng và quy mô, dự án đầu tư công được phân thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C.

Theo quy định tại Điều 10 Luật Đầu tư công  năm 2019 thì Dự án nhóm C là dự án đầu tư thuộc một trong những tiêu chí dưới đây:

(1) Dự án có tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng thuộc lĩnh vực sau đây :

– Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, đường sắt, sân bay, đường quốc lộ;

– Công nghiệp điện;

– Khai thác dầu khí;

– Hóa chất, phân bón, xi măng;

– Chế tạo máy, luyện kim;

– Khai thác & chế biến khoáng sản;

– Xây dựng khu nhà ở;

(2) Dự án có tổng mức đầu tư dưới 80 tỷ đồng thuộc lĩnh vực sau:

– Giao thông, trừ những dự án được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

– Thủy lợi;

– Cấp thoát nước & công trình hạ tầng kỹ thuật;

– Kỹ thuật điện;

– Sản xuất thiết bị điện tử. thông tin;

– Hóa dược;

– Sản xuất vật liệu, trừ những dự án quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;

– Công trình cơ khí, trừ những dự án quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;

– Bưu chính, viễn thông;

(3) Dự án có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng thuộc lĩnh vực như:

– Sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp

– Vườn quốc gia/khu bảo tồn thiên nhiên;

– Hạ tầng kỹ thuật tại khu đô thị mới;

– Công nghiệp, trừ những dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 8 Luật Đầu tư công năm 2019;

(4) Dự án có tổng mức đầu tư dưới 45 tỷ đồng thuộc lĩnh vực như:

– Y tế, văn hóa, giáo dục;

– Nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin, truyền hình, phát thanh;

– Kho tàng;

– Du lịch, thể dục thể thao;

– Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở được quy định tại điểm g khoản 2 Điều này;

– Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trừ dự án quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 Luật Đầu tư công năm 2019.

2. Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư nhóm C

Dự án nhóm C thuộc vào dự án đầu tư công, chính vì vậy nguyên tắc quản lý đầu tư công cũng sẽ được áp dụng cho dự án đầu tư nhóm C, cụ thể tại Điều 12 Luật đầu tư công 2019 quy định:

Xem chi tiết  Panorama Hill Hòa Bình

“Điều 12. Nguyên tắc quản lý đầu tư công

1. Tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

2. Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

3. Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

4. Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí.

5. Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công.”

3. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm C

du-an-nhom-c-2-1648794133.jpg
Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm C

Đối với dự án nhóm C sử dụng vốn đầu tư công do Bộ, cơ quan trung ương quản lý:

Theo quy định tại Điều 26 Luật đầu tư công 2019 về trình tự, thủ tục sử dụng vốn đầu tư công do Bộ, cơ quan trung ương quản lý, như sau:

Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương sẽ có trách nhiệm: Giao đơn vị trực thuộc tổ chức lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án; Đồng thời thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao đơn vị có chức năng để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; Chỉ đạo đơn vị trực thuộc hoàn chỉnh báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo ý kiến thẩm định.

Căn cứ ý kiến thẩm định của hội đồng thẩm định, người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư, gồm mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm, thời gian và tiến độ thực hiện cũng như dự kiến kế hoạch bố trí vốn.

Xem chi tiết  Dự án chung cư Hateco Laroma

Đối với dự án nhóm C sử dụng vốn đầu tư công do địa phương quản lý:

Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm C  căn cứ theo Điều 27 luật đầu tư công như sau:

“Điều 27. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn đầu tư công do địa phương quản lý

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:

a) Giao cơ quan chuyên môn hoặc Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;

b) Thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao đơn vị có chức năng để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với chương trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc cấp mình quản lý;

c) Chỉ đạo cơ quan quy định tại điểm a khoản này hoàn chỉnh báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo ý kiến thẩm định.

2 . Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm mục tiêu, phạm vi, quy mô, tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm, thời gian, tiến độ, dự kiến kế hoạch bố trí vốn, cơ chế và giải pháp, chính sách thực hiện.”

4. Những hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công

Theo Điều 16 Luật đầu tư công 2019 quy định các hành vi nghiêm cấm trong đầu tư công như sau:

“1. Quyết định chủ trương đầu tư không phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; không xác định được nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

2. Quyết định đầu tư chương trình, dự án khi chưa được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc không đúng với các nội dung về mục tiêu, phạm vi, quy mô, vượt tổng vốn đầu tư của chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Quyết định điều chỉnh tổng vốn đầu tư của chương trình, tổng mức đầu tư của dự án trái với quy định của pháp luật về đầu tư công.

3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, vụ lợi, tham nhũng trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

4. Chủ chương trình, chủ đầu tư thông đồng với tổ chức tư vấn, nhà thầu dẫn tới quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án gây thất thoát, lãng phí vốn, tài sản của Nhà nước, tài nguyên của quốc gia; làm tổn hại, xâm phạm lợi ích hợp pháp của công dân và của cộng đồng.

5. Đưa, nhận, môi giới hối lộ.

6. Yêu cầu tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư khi chương trình, dự án chưa được quyết định chủ trương đầu tư, chưa được phê duyệt, gây nợ đọng xây dựng cơ bản.

7. Sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích, không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức theo quy định của pháp luật.

8. Làm giả, làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu, liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện chương trình, dự án.

9. Cố ý báo cáo, cung cấp thông tin không đúng, không trung thực, không khách quan ảnh hưởng đến việc lập, thẩm định, quyết định kế hoạch, chương trình, dự án, theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án.

10. Cố ý hủy hoại, lừa dối, che giấu hoặc lưu giữ không đầy đủ tài liệu, chứng từ, hồ sơ liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện chương trình, dự án.

11. Cản trở việc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư công.”

Lời kết

Trên đây là bài viết về dự án nhóm C là gì? Để có thể hiểu rõ hơn nữa bạn có thể tìm hiểu thêm Luật đầu tư công năm 2019. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích đến với quý bạn đọc.

Xem chi tiết  Dự án Hưng Thịnh Golden Land

Bài viết trên đây, Kho Sắt Thép đã cập nhật cho bạn thông tin về “Dự án nhóm C là gì? Những quy định pháp luật liên quan cần lưu ý❤️️”. Hy vọng qua bài viết “Dự án nhóm C là gì? Những quy định pháp luật liên quan cần lưu ý” sẽ giúp các bạn đọc có thêm nhiều thông tin về “Dự án nhóm C là gì? Những quy định pháp luật liên quan cần lưu ý [ ❤️️❤️️ ]”.

Bài viết “Dự án nhóm C là gì? Những quy định pháp luật liên quan cần lưu ý” được đăng bởi vào ngày 2022-06-25 14:11:05. Cảm ơn bạn đã đọc bài tại khonggiannhadep24h.com

Rate this post

Mục lục

Related Articles

Back to top button