Tin Vật Liệu Xây Dựng

Sửa gấp kẻo muộn – Sửa chữa nhà cửa cần biết điều này

Xây nhà tốn tiền trăm tiền tỷ vô ở rồi thôi nghĩ là ở được nhà cả đời thì gia chủ ấy sẽ gặp cảnh lúng túng khi nhà “lâm bệnh”. Bệnh của nhà cũng có bệnh nặng bệnh nhẹ, có bệnh nan y mà phải kịp thời nhìn thấy sớm và khắc phục sớm… thì mới ổn được. Hôm nay giavatlieuxaydung sẽ chỉ dẫn những bệnh chính yếu quan trọng nhất và cách sửa chữa nhà cửa tốt nhất hiện nay.

Đừng chờ nhà hỏng nặng sửa chữa nhà ở sẽ rất tốn kém. Hãy luôn quan sát những triệu chứng sau để bảo vệ nhà và túi tiền của bạn.

Nứt tường

Tường bị nứt luôn gây hoang mang lo lắng cho các gia chủ và người thân khi sinh hoạt trong nhà. Sửa chữa tường bị nứt không đơn giản, càng để lâu càng khó trị nên nếu thấy các vết nứt ngang và dọc tường cần phải kiểm tra ngay.

Nguyên nhân tường bị nứt

sửa chữa nhà cửa nứt tường

Do co ngót bởi nhiệt độ

Một số khu vực ở Việt Nam có mùa đông rất lạnh, dẫn đến chênh lệch nhiệt độ giữa mùa đông và mùa hè. Cộng thêm độ giãn nở của xi măng và gạch khác nhau dẫn đến hiện tượng này. Một số công trình đặc biệt có nhiệt độ thấp cao không ổn định trong ngoài như các kho lạnh cũng dễ có hiện tượng nứt tường…

Do hệ khung bê tông cốt thép bị biến dạng

Cốt thép ở trường hợp này đã bị lão hóa do nhà lâu năm, hoặc ở điều kiện dễ phát sinh ăn mòn. Vết nứt chạy dọc theo đường cốt thép cần được khắc phục chống ăn mòn càng sớm càng tốt.

XEM NGAY: LÝ DO KHÔNG NÊN SỬ DỤNG BÊ TÔNG CỐT THÉP

Tường nhà bị nứt do thời tiết

Tại Việt Nam khí hậu chủ yếu là nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm khiến độ ẩm của tường rất dễ tăng cao.

Tường bị nứt do sơn trét không hợp lý

Nguyên nhân tường bị nứt chỉ ở bề mặt sơn nên vết nứt mảnh và kéo dài hàng loạt. Trong quá trình thi công lớp bột trét có thể quá dày, tô trát vữa hoặc kháng kiềm chưa tốt dẫn đến hiện tượng này. Khi sơn ngoài có thể chọn ngày quá nắng nóng dẫn đến lớp sơn chịu kịp bám vào xi măng đã khô mất cũng dẫn dến hiện tượng bong hoặc nứt tường.

Tường bị nứt do nền móng bị lún

Đây là tình huống nứt tường không ai mong muốn nhất. Vết nứt tường thường sâu và chạy dài ở giữa tường hoặc mép cửa sổ.

Nguyên nhân chủ yếu là do nền móng làm kết cấu không bền vững với điều kiện đất xây nhà. Như trường hợp nhà của ca sĩ Thủy Tiên cũng vậy. Nền đất ruộng, đất ao hồ san lấp vẫn là nền đất mềm xốp. Nếu không được thi công cọc bê tông nền móng chắc chắn, hiện tượng nứt tường sâu và nguy hiểm sẽ xảy ra.

Tường nhà bị nứt do tác động vật lý vào tường

Trong quá trình sinh hoạt, khó tránh khỏi các trường hợp khoan cắt, đóng đinh vào tường để treo tranh, làm giá tủ, làm kệ sách… Nếu có các vết nứt chân chim quanh các khu vực cho tác động lực vào, chứng tỏ tường bị nứt do tác động lực mạnh.

Xem chi tiết  Sơn gỗ các loại và cách lựa chọn sơn gỗ phù hợp

Thấm nước ở cửa sổ

Rất dễ gặp các trường hợp thấm nước ở cửa sổ gây nứt tường. Bức tường bên trong do bị tạt nước mưa từ bên ngoài sẽ gây nấm mốc và tróc vữa. Điều này khá nguy hại khi khung cửa sổ và tường không thi công khít sát.

Đối với những vết nứt tường ở cạnh cửa sổ do thấm dột. Chủ nhà cần dùng keo chống thấm để xử lý ngay đặc biệt là vào mùa mưa gió lớn.

Cách xử lý tường bị nứt

  • Cách đơn giản nhất để xử lý các vết nứt tường là trám xi măng/keo AB vào những chỗ nứt.
  • Đục hồ vữa cũ ra, sau đó tưới nước để tường đủ ẩm, xử lý bằng vữa hơn keo AB và để khô tự nhiên trong vài ngày. Sau đó sơn chống thấm và sơn phủ.
  • Nếu tường nứt tường lớn hơn cần phủ một lớn chống kiềm, và nếu vết nứt rất to thì cần tham khảo cách để xử lý chống thấm cho tường trong và ngoài.

Nứt trần

Nguyên nhân nhà bị nứt trần

nứt trần nhà

Do  móng nhà không đủ tiêu chuẩn

Kết cấu nhà vững chắc từ nền móng. Nếu nền móng không vững vàng từ ban đầu, các hiện tượng nứt cột, nứt tường và nứt trần rất dễ xảy ra.

Đặc biệt cần chú ý đối với các nhà xây ở gần sông hồ hoặc san lấp trên đất ruộng, đất sông hồ. Nền móng cần ép cọc bê tông, cọc cừ larsen hoặc đổ móng băng để đảm bảo kết cấu vững nhất. Cột có thể cân nhắc các phi cao hơn bình thường để có khả năng trụ vững với đất.

Chất lượng bê tông không đủ chất lượng

Chủ nhà quá tin tưởng thầu thợ hoặc ít kinh nghiệm sẽ dễ gặp trường hợp này. Không kể đến yếu tố thời tiết không thuận lợi, nắng mưa thất thường, thì rất có thể thầu thợ đã có những hành vi sau:
Bòn rút bê tông

  • Pha loãng và giảm tỉ lệ bê tông
  • Sử dụng bê tông kém chất lượng hoặc hết hạn sử dụng.
  • Đối với vấn đề này không có cách giải quyết, chỉ có cách phòng tránh là giám sát công trình kỹ càng cũng như lựa chọn đội thợ uy tín.
trần nhà bị nứt

Do lỗi kết cấu quá tải

Quá trình thiết kế và thi công không có sự tính toán kết cấu chính xác sẽ gặp trường hợp này. Đa phần là do gia chủ không thuê kiến trúc sư vẽ bản vẽ mà chỉ thuê đội thợ thi công mẫu nhà mong muốn.

Gia chủ cần nhớ một sai lầm nhỏ nhất trong kết cấu có thể gây nguy hại đến ngôi nhà và tính mạng của gia đình. Cẩn tắc vô áy náy, xây nhà phải có sự đảm bảo chắc chắn về kết cấu nhất có thể.

Chống thấm không đảm bảo

Có thể gia chủ đã bỏ qua phần chống thấm cho trần mái và sàn nhà trên, đặc biệt là nhà vệ sinh. Bên cạnh đó, nguyên nhân có thể đến từ vật liệu chống thấm không đủ chất lượng.

Đối với vết nứt do chống thấm cần xử lý ngay chống thấm toàn bộ trần và sàn trên, đồng thời xử lý các vết nứt bằng keo AB là nhanh nhất.

Hướng xử lý trần nhà bị nứt

vết nứt trên trần nhà

Cần xử lý trần nứt ngay để tránh giải quyết một vấn đề phức tạp hơn. Đầu tiên gia chủ cần tìm chỗ rò rỉ nước như ở vị trí máng xối, trần mái, ống thông.. và tìm cách xả nước từ trên xuống để không gây thêm ẩm mốc trần.

Keo chống thấm/ keo AB/keo epoxy/hồ vữa là những vật liệu hiệu quả để trám vào ngay những chô nứt tưởng nhỏ.

Xử lý chống thấm cho trần nhà ngay tại đây

Nứt cột

nứt cột

Nguyên nhân nứt cột bê tông

  • Vết nứt chéo: khả năng chịu tải trọng của kết cấu cột không đủ. Có thể do tiết diện cột nhỏ hơn tiêu chuẩn và kết cấu thép không chịu lực từ trần cao đổ xuống được.
  • Vết nứt ngang to sâu ở ngã ba cột dầm: cốt thép không đủ hoặc chất lượng bê tông không đủ chắc chắn. Cột nhà đang chịu quá tải trọng cho phép.
  • Vết nứt dọc cột bê tông: cho thấy cột đang bị xuống cấp do thời gian, dẫn đến ăn mòn cốt thép và mối liên kết của bê tông và thép rời rạc hơn.

Cách xử lý nứt cột bê tông trong nhà

Đối với các vết nứt ngang do nở hông cần xử lý bằng cách bó chặt cột bằng sợi carbon fiber tốt hoặc làm tăng tiết diện cột.

Các vết nứt cột có thể do nền móng bị nghiêng lún cần xử lý gia cố nền móng

Sàn nhà bị nứt

Cách nhận biết dễ dàng nhất đối với sàn nhà bị nứt chính là sàn nhà xuất hiện các vết nứt gạch, hổng gạch, phồng rộp gạch bất thường.

Nguyên nhân sàn nhà bị nứt

sàn nhà nứt
  • Khí hậu nóng ẩm làm ảnh hưởng đến độ ẩm ướt của sàn nhà, đặc biệt là với lớp sàn chưa được thi công chống thấm tốt.
  • Gạch nền kém chất lượng hoặc không phù hợp với điều kiện môi trường
  • Sụt lún nền đất – nền đất yếu dẫn đến sàn nhà không phẳng như lúc đầu.
  • Nền nhà bị thấm dột do bão lũ hoặc sàn nhà vệ sinh, sàn sân thượng chưa được chống thấm tốt.

Cách xử lý sàn nhà nứt

xử lý sàn nhà bị nứt
  • Sàn nứt do nền nghiêng lún cần có biện pháp xử lý gia cố nền móng. Xem thêm tại đây:
  • Nếu chỉ do gạch cũ hoặc không đủ chất lượng chỉ cần thay gạch mới là ổn
  • Hoặc nếu do công tác chống thấm không hiệu quả, cần dỡ hết lớp gạch cũ, đổ bê tông cho nền mới và quét hồ dầu kỹ càng để lớp sàn mới đủ sức chống thấm.

Nhà bị nghiêng lún

nhà bi nghiêng lún

Cách xác định nhà nghiêng

Xác định nhà bị nghiêng không hề dễ dàng, khó nhìn bằng mắt thường mà phải sử dụng các công cụ như: thả dọi hoặc dùng thước đuôi cá, đo tọa độ, dùng máy chiếu thẳng đứng, dùng máy kinh vĩ…

Nhưng cá nhân ad thấy dùng thước vuông góc đo ở các góc nhà là cách dễ nhất. Nếu các góc tường, góc cột nhà không vuông góc có nghĩa nhà đang không đảm bảo về độ nghiêng. Cần nên tham chiếu các phương pháp chuyên sâu hơn.

Nguyên nhân nhà nghiêng đổ

nhà nghiêng lún
  • Độ lún của móng không đều hoặc độ lún giữa các loại móng chênh nhau quá mức.
  • Kết cấu của móng không còn trụ vững do sai tính toán và kỹ thuật. Cần tham vấn ý kiến của đội khảo sát nhiều hơn, rất có thể nguyên nhân là móng/đà kiềng ngang/cổ cột gãy
  • Đất yếu mà kết cấu móng không đủ vững: cùng nguyên nhân với các hiện tượng nứt cấu kiện cột, sàn, tường. Gia chủ cần chú ý tổng thể đừng bỏ qua dấu hiệu nào và nên gọi đội thi công xử lý gấp.

Cách xử lý nhà nghiêng

  • Dùng kích thủy lực nâng toàn bộ cột nhà lên và điều chỉnh phần nền móng bên dưới để đưa nhà về thẳng đứng như ban đầu.
  • Ép thêm cọc bê tông ở phần nền móng được đóng xuống bằng máy ép cọc công suất lớn. Chỉ áp dụng với nhà có nền cọc bê tông từ trước.

Thấm dột

Nguyên nhân dột nhà và thấm tường/thấm trần

  • Nhiệt độ quá nóng và quá lạnh có thể làm nứt trần hoặc tường. Nước mưa thấm dột thông qua vết nứt từ trần và tường ăn vào sâu lớp tường và trần bên trong.
  • Lỗi thi công làm sụt lún và gây thêm các vết nứt hoặc chống thấm không đảm bảo
  • Thấm từ sàn nhà trên xuống: thường gặp ở căn hộ chung cư đặc biệt là ở khu vệ sinh và mái trần nhà.

Cách chống thấm dột

Đối với các vết thấm tường/thấm trần ở mức độ nhẹ, như chỉ xuất hiện vệt ố vàng, gia chủ có thể dễ dàng xử lý bằng cách sơn chống thấm cho tường hoặc trần.như sau:

Bước 1: Cạo sạch sơn cũ bị bong tróc và nấm mốc bằng bàn chải sắt thật sạch để xử lý hiệu quả ở bước tiếp theo.

Bước 2: Những khu vực bị thấm và thấm rất nặng cần xử lý bằng hóa chất tẩy rửa mạnh và tẩy nấm mốc.

Bước 3: Sử dụng hồ vữa hoặc keo Epoxy để xử lý các dấu vết nứt. Sau đó làm phẳng tường bằng bột trét.

Bước 4: Khi độ ẩm tường đạt mức 16%, có thể xử lý một lớp chống kiềm, hai lớp chống thấm lên trên.

chống thấm dột nhà
KINH NGHIỆM THI CÔNG CHỐNG THẤM CHO MÁI NHÀ

Nhưng ở mức độ thấm rất nặng, cần đập bỏ bức tường/trần để phủ lên một lớp sợi thủy tinh và keo chống thấm. Sau đó lên một lớp xi măng và lát gạch và xi măng, chống thấm.

Trên đây là tổng hợp 3 căn bệnh về nhà cần sửa chữa nhà cửa càng sớm càng tốt để tránh gây thiệt hại nặng hơn cho gia chủ.

Bài viết trên đây, Kho Sắt Thép đã cập nhật cho bạn thông tin về “Sửa gấp kẻo muộn – Sửa chữa nhà cửa cần biết điều này❤️️”. Hy vọng qua bài viết “Sửa gấp kẻo muộn – Sửa chữa nhà cửa cần biết điều này” sẽ giúp các bạn đọc có thêm nhiều thông tin về “Sửa gấp kẻo muộn – Sửa chữa nhà cửa cần biết điều này [ ❤️️❤️️ ]”.

Bài viết “Sửa gấp kẻo muộn – Sửa chữa nhà cửa cần biết điều này” được đăng bởi vào ngày 2021-06-11 10:24:20. Cảm ơn bạn đã đọc bài tại khonggiannhadep24h.com

Rate this post

Mục lục

Related Articles

Back to top button